Gửi tiết kiệm ngân hàng linh hoạt chỉ trong 1 tuần

Giải đáp thắc mắc: Có nên gửi tiết kiệm ngân hàng 1 tỷ VNĐ

Kỳ hạn gửi tiết kiệm là cơ sở giúp ngân hàng trả lãi. Thường thì kì hạn càng lâu thì lãi suất càng cao. Tuy nhiên những khách hàng có khoản tiền nhàn rỗi nhưng sớm phải dùng tới vẫn có thể gửi tiết kiệm trong 1 tuần.  

Bạn có một nguồn tiền nhàn rỗi, nhưng chỉ trong chưa tới mười ngày lại cần dùng đến. Việc này khiến bạn không thể gửi tiết kiệm dài hạn để sinh lời, nhưng cứ để tiền vào tài khoản không kỳ hạn thì cũng thật lãng phí. Giải pháp của bạn chính là gửi tiết kiệm ngân hàng 1 tuần để hưởng lãi suất.

Lãi suất gửi tiết kiệm theo tuần được hiểu như thế nào?

Định nghĩa lãi suất tiền gửi

Là số tiền các ngân hàng phải chi trả cho nguồn vốn nhàn rỗi của bạn, hoặc tổ chức, công ty của bạn khi bạn gửi vào ngân hàng của họ trong một thời gian nhất định. Và mức lãi suất này cao hay thấp sẽ tùy theo ngân hàng bạn chọn, cũng như tùy theo bạn có thể sẵn sàng “cho ngân hàng mượn” trong bao lâu. Loại kỳ hạn bạn chọn có thể là 1 tháng, 2 tháng, 6 tháng,…hay không kỳ hạn. Tất nhiên, số tiền lãi bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào hai biến số quan trọng là thời gian của kỳ hạn và quy mô nguồn vốn của bạn.

Xem thêm: Tiết kiệm tiền bằng cách nào để đạt số tiền tối đa?

Lãi suất tiền gửi theo tuần

Theo định nghĩa về lãi suất tiền gửi, thì lãi suất tiền gửi ngân hàng theo tuần chính là việc xác định biến số kỳ hạn là 7 ngày. Khi đó, theo quy định của ngân hàng, cứ sau 1 tuần, tổ chức hoặc cá nhân gửi tiền sẽ được thanh toán lãi. Tiền lãi sẽ không cao như khi bạn gửi trong kỳ hạn tháng, năm. Nhưng chắc chắn nó sẽ cao hơn khi bạn gửi không kỳ hạn nhiều lần.   

Lãi suất tiền gửi theo tuần

Gửi tiết kiệm vào ngân hàng linh hoạt trong thời gian 1 tuần

Cách tính lãi khi bạn gửi tiền tiết kiệm ngân hàng theo tuần

Khi chọn tiền gửi tiết kiệm ngân hàng theo tuần, bạn có thể chọn kỳ hạn 1, 2 hay 3 tuần để nhận lại số tiền của mình cùng tiền lãi. Và bởi vì thông thường, lãi suất công bố của ngân hàng là theo năm. Cho nên khi tính lãi theo tuần ta sẽ có công thức tính gồm 2 bước như sau:

Bước 1: Số tiền lãi tính theo lãi suất năm = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm)

Bước 2: Số tiền lãi nhận được khi đáo hạn = Số tiền lãi tính theo lãi suất năm x 7 x số tuần/360

Lưu ý: Cũng áp dụng chung quy định như với các kỳ hạn gửi tiền khác, nếu bạn rút tiền trước thời hạn, số tiền bạn gửi sẽ chỉ được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

dang-ky-tu-van

Ví dụ: Bạn có số tiền nhàn rỗi là 2.000.000.000 đồng, bạn gửi vào ngân hàng Sacombank theo kỳ hạn 2 tuần với mức lãi suất 1%/năm thì cách tính số tiền lãi nhận được là:

Bước 1: Số tiền lãi tính theo lãi suất năm = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) = 2.000.000.000 x 1% = 20.000.000 đồng

Bước 2: Số tiền lãi nhận được khi đáo hạn = Số tiền lãi tính theo lãi suất năm x 7 x số tuần/360 = 20.000.000 x 7 x 2/360 = 777.778 đồng.

Nhưng nếu, bạn chỉ gửi trong 10 ngày và có việc cần rút tiền gấp. Khi đó, số tiền lãi nhận được là (Giả sử lãi suất không kỳ hạn của Sacombank là 0,5%/năm):

Bước 1: Số tiền lãi tính theo lãi suất năm = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) = 2.000.000.000 x 0,5% = 10.000.000 đồng

Bước 2: Số tiền lãi nhận được khi đáo hạn = Số tiền lãi tính theo lãi suất năm x 7 x số tuần/360 = 10.000.000 x 7 x 2/360 = 388.889 đồng.

Cần chú ý điều gì khi gửi tiết kiệm?

Việc gửi tiết kiệm ngày nay khá đơn giản và tiện lợi khi bạn có thể thực hiện trực tiếp bằng chiếc điện thoại thông minh. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra một mối nguy hiểm không ngờ nếu chẳng may bạn đánh rơi điện thoại. Và trường hợp xấu nhất là người đánh cắp có thể hack được mật khẩu của bạn.

Điều bạn cần làm là phải có một cuốn sổ tay ghi lại tất cả các hotline của ngân hàng mà bạn đang sử dụng, cũng như các ví điện tử. Khi phát hiện bị đánh cắp, bạn có thể mượn điện thoại của bạn bè gọi ngay đến số này và yêu cầu khóa tài khoản khẩn cấp. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ được tài khoản của mình.

Và một điều lưu ý hơn, phòng ngừa trong tình huống bạn gặp bất trắc mà số tiền trong tài khoản của bạn không ai biết đến. Do đó, bạn cần ủy quyền cho người thân, hoặc đồng sở hữu tài sản để đảm bảo người thân yêu của bạn được sở hữu.

Cần chú ý điều gì khi gửi tiết kiệm?

Cẩn thận khi dùng internet banking mà bị mất điện thoại

Hy vọng kiến thức vừa chia sẻ giúp bạn có thêm lựa chọn trong việc gửi tiết kiệm số tiền nhàn rỗi của mình. Nếu có bất kì thắc mắc nào bạn có thể vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên gia tài chính sẽ giải đáp cho bạn nhanh nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *